Tổng hợp bí kíp huấn luyện chó hiệu quả tại nhà từ A-Z

Tổng hợp bí kíp huấn luyện chó hiệu quả tại nhà từ A-Z

Chó vốn là một động vật thông minh, nhanh nhạy nên việc huấn luyện chó ngay từ nhỏ là rất dễ dàng và hiệu quả. Đây là thời điểm thích hợp để chúng có thể tiếp thu và hiểu được những khẩu lệnh của chúng ta. Việc tìm hiểu và nắm rõ những bí kíp huấn luyện chó tại nhà từ A-Z là yếu tố quan trọng, giúp chó phục tùng những mệnh lệnh, tạo ra thói quen và nếp sống ngoan, nghe lời từ lúc cún cưng còn nhỏ.

Huấn luyện chó con từ A-Z

Xem thêm: Những điều bạn cần biết khi tẩy giun cho chó

               Những loại dầu tắm cho chó đáp ứng tiêu chuẩn ngon bổ rẻ

1. Cách huấn luyện chó con đi vệ sinh

1.1 Huấn luyện chó con đi vệ sinh vào bồn cầu

Nếu chó con không được huấn luyện từ nhỏ thì chúng sẽ không biết và tuân thủ đi vệ sinh đúng chỗ. Chó con có thể đi vệ sinh bừa bãi, gây mất vệ sinh và bốc mùi hôi ở nhiều ngóc ngách trong nhà. Khi phát hiện bạn có thể tỏ ra giận dữ hay đánh nhẹ vào mông cún con rồi dọn dẹp sạch bãi chiến trường mà chúng để lại vào bồn cầu. Tiếp đó bạn nên bắt chúng nằm im, sau vài giờ thì dắt chúng vào lại nhà vệ sinh để chúng tự ngửi được mùi phân của mình. Nếu cách huấn luyện này được lập lại nhiều lần, tạo thành thói quen thì cún cưng của bạn sẽ hiểu và tuân thủ đi vệ sinh đúng vào nơi bồn cầu mà bạn quy định.

Huấn luyện chó con đi vệ sinh

1.2 Huấn luyện chó đi vệ sinh vào khay

Đây là cách huấn luyện chó đi vệ sinh đơn giản, tiện lợi và dễ dàng dọn sạch. Chúng ta chỉ cần chuẩn bị 2 khay nhựa và 1 tấm thảm lót. Bạn sẽ thấm 1 ít nước tiểu vào thảm mới mua rồi kẹp xuống phía dưới khay nhựa đã chuẩn bị. Tác dụng của cách này là đánh dấu nơi có mùi nước tiểu của chó, để chúng ngửi thấy mùi nước tiểu của mình và đi vệ sinh vào đó.

Chi tiết cách chọn mua khay vệ sinh cho chó: phân loại, giá cả, kích thước

Khay vệ sinh cho chó 

Xem thêm: Mua khay vệ sinh cho chó rẻ nhất

2. Cách huấn luyện chó bằng các lệnh đơn giản

Ngay từ khi cho con được 4 tháng tuổi thì chúng ta đã có thể thực hiện huấn luyện bằng các khẩu lệnh cơ bản và đơn giản nhất. Đây là tầm tuổi mà chó vừa đủ cứng cáp để học và duy trì thói quen đến lúc trưởng thành.

2.1 Huấn luyện chó bắt tay

Huấn luyện chó bắt tay vừa giúp chó nâng cao tính tuân thủ vừa giúp chúng gần gũi, gắn bó và thân thiện hơn. Chúng ta cần chuẩn bị những món ăn khoái khẩu rồi đặt lên lòng bàn tay đưa ra trước mắt cún cưng. Khi thấy đồ ăn, dĩ nhiên chó sẽ nhanh chóng nhận ra và đòi ăn nhưng bạn đừng để nó sớm đạt được ý đồ. Lúc này chúng ta hãy trêu đùa, bắt chúng đưa chân lên chạm vào đồ ăn. Hãy nắm lấy tay nó rồi thưởng một ít đồ ăn béo bở. Cách huấn luyện này nếu được duy trì trong vòng 5-10 phút mỗi ngày thì chó sẽ thuần thục và có được thói quen chỉ sau 1-2 tuần.

Huấn luyện chó bắt tay

2.2 Huấn luyện chó tấn công

Trong nhiều điều kiện, hoàn cảnh thì chó con phải phòng vệ và bảo vệ ngôi nhà cho chủ nhân. Việc huấn luyện chó tấn công là bài tập bổ ích giúp thú cưng tự tin chinh phục được nhiều nguy hiểm có thể xảy ra. Thời điểm thích hợp để áp dụng bài huấn luyện này là khoảng cho con đủ 7 tháng tuổi trở lên. Lúc này thì chó con đã có được bộ răng tương đối khỏe nên có thể thực hành và tiếp thu tốt. Chúng ta sẽ ra hiệu để chó cắn người trêu chúng nhưng lưu ý là người này phải được mặc quần áo và đội mũ bảo hộ. Sau đó hãy ra hiệu ngừng tấn cống và thường đồ ăn cho chúng sau bài tập. Hãy ra hiệu lệnh thật to, dứt khoát để chó nhận biết đồng thời huấn luyện độ nhanh nhạy cho chúng.

Huấn luyện chó tấn công

2.3 Huấn luyện chó đứng ngồi 

Đây là cách huấn luyện chó đơn giản nhưng lại rèn luyện cho chúng nề nếp và nếp sống ngoan ngoãn. Bạn chỉ cần đưa đồ ăn trước mặt cún cưng rồi điều chỉnh đưa đồ ăn lên cao hay xuống thấp tùy thuộc vào việc bạn muốn chó đứng hay ngồi. Khi thực hiện bài tập này bạn phải đồng thời hô to lệnh ngay lúc đó để chó hiểu và tiếp thu nhanh chóng. 

2.4 Huấn luyện chó không cắn phá đồ đạc

Chó vốn dĩ có bản tính cắn phá đồ đạc nên việc dạy dỗ và huấn luyện thói quen ngay từ nhỏ là rất cần thiết. Để chó không cắn phá đồ đạc thì trong quá trình rèn luyện bạn nên sắp xếp đồ đạc ngăn nắp và để đó ở nơi cao, ngoài tầm với của chó. Trong quá trình rèn luyện thì hay cho chó chơi với đồ chơi và chỉ cho phép gặm đồ chơi để tránh ngứa răng. Chó con sẽ hạn chế gặm đồ, luyện tập thói quen vui chơi lành mạnh khi chúng ta thường xuyên dắt chó đi dạo, vui chơi ngoài đường.

2.5 Huấn luyện chó không ăn bậy

Trong một số trường hợp đáng tiếc như trộm chó, ăn phải bả sẽ khiến chó gặp nguy hiểm hay thậm chí là tử vong. Việc huấn luyện chó không được phép ăn bậy là cách phòng ngừa và bảo vệ chó trước nhiều hoàn cảnh. Cách huấn luyện đơn giản nhất là chỉ cho phép cún cưng ăn đồ ăn trong một khay duy nhất và ăn những đồ ăn mà bạn đưa cho chúng ăn. 

2.6 Huấn luyện chó không sủa bậy

Chó vốn dĩ có bản tính sủa nên sẽ gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Thông thường thì chó sẽ sủa khi gặp người lạ hay muốn chúng ta đáp ứng một điều gì đó. Khi chó sủa bậy thì bạn cần phải có cách huấn luyện để chúng bỏ việc đó. Chó sẽ sủa khi có điều gì tác động, lúc này bạn nên đưa vật tác động đó ra khỏi tầm mắt của chúng. Trong những trường hợp chó sủa liên tục, dai dẳng mà không có tác nhân nào thì bạn nên phớt lờ và đến khi chúng ngừng sủa thì thưởng một món ăn gì đó mà chúng thích. 

2.7 Huấn luyện chó ngồi xe máy

Để thuận tiện khi đưa chó ra ngoài đi dạo thì chúng ta cần hướng dẫn cho chó cách ngồi xe máy an toàn. Đầu tiên bạn hãy tập trung cho cún cưng giữ thăng bằng để tránh trường hợp bị xóc nảy, ngã khỏi xe. Nên tập cho chó thói quen tự giác lên xe khi có lệnh và chạy xe thật chậm để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Rộ mốt chở thú cưng dạo phố - Xã hội

Huấn luyện chó ngồi xe máy

3. Lưu ý khi huấn luyện chó con

Để huấn luyện chó con hiệu quả mà vẫn đảm bảo sự gần gũi, thân thiện với chủ thì bạn cần phải nắm được một vài lưu ý. Trong quá trình huấn luyện thì ngoài sự nghiêm khắc thì bạn cũng phải tạo sự gắn kết, tin tưởng và dành tình cảm yêu thương cho cún cưng. Ngoài ra chúng ta phải có tính kiên nhẫn, không được nản lòng hay bạo lực với chó khi chúng chưa nghe lời hay thực hiện tốt các bài tập huấn luyện. Trong những bài tập có khẩu lệnh thì bạn phải hô to, rõ ràng để chó dễ dàng ghi nhớ và làm theo. Thời gian của mỗi buổi học nên trong khoảng 10-15 phút vào buổi sáng hay chiều là tốt nhất. Với những bài tập nguy hiểm hay có thể ảnh hưởng đến mọi người thì nên lựa chọn những địa điểm tránh nơi đông người cũng như tránh sự tập trung của thú cưng.

Nếu được chăm sóc và huấn luyện tốt ngay từ nhỏ thì chó cưng của bạn sẽ học hỏi, tiếp thu được nhiều kỹ năng, duy trì nếp sống sạch sẽ, tự bảo vệ mình và gia chủ. Đây là những bí kíp thật sự cần thiết, đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

 

Đang xem: Tổng hợp bí kíp huấn luyện chó hiệu quả tại nhà từ A-Z

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên